CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁP TẢI THANG MÁY
Trong bài viết này hãy cùng Thang Máy E-LIFT tìm hiểu về cáp tải thang máy và nguyên lý hoạt động. Cáp tải thang máy là một thành phần quan trọng của thang máy, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị này.
Trong bài viết này:
- 1 Cáp tải thang máy là gì?
- 1.1 Nguyên lý hoạt động của cáp thang máy
- 1.2 Cơ cấu hoạt động giống như cầu bập bênh trẻ của cáp tải thang máy
- 1.3 Một số hiểu sai về cáp thang máy .
Cáp tải thang máy là gì?
Cáp tải thang máy là cáp sử dụng để kéo cabin thang máy. Thông thường cáp thang máy có hình tròn, một số thang máy sử dụng cáp có hình dẹt dạng dây đai (belt)
Một số thương hiệu hay sử dụng cáp có hình dẹt như: Otis, Schindler, Kone…
Nguyên lý hoạt động của cáp thang máy
Với thang máy việc hoạt động được chính là việc phối hợp hoạt động của rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm : Động cơ thang máy, dây cáp, cabin…. Khi thang máy vận hành thì động cơ tạo ra lực kéo giúp kéo thang máy lên bằng dây cáp và hạ thang máy xuống cũng bằng dây cáp.
Loại thang máy phổ biến hiện nay là dùng cáp kéo có một số thang máy không phòng máy sử dụng đẩy thủy lực hoặc piton. Khi thang máy dùng cáp kéo, cabin thang máy được nâng lên hạ xuống bằng dây thép một cách nhịp nhàng.
Cáp thang máy là phần được nối với cabin thang máy phần còn lại được nối với đầu puly, đầu này khi động cơ hoạt động sẽ quay dây kéo làm cho dây cáp kéo cabin lên và hạ xuống theo chiều cần di chuyển.
Thông thường, puly, động cơ và hệ thống điều khiển tất cả đều được đặt trong một phòng máy nằm trên đỉnh giếng thang máy.
Những dây cáp nâng cabin cũng được kết nối với một đối trọng, treo ở phía bên kia của puly. Đối trọng nặng hơn so với cabin thang máy khi chất đủ tải khoảng 40%.
Nói một cách khác, khi cabin chất đủ tải trọng và cộng thêm 40% của phần đủ tải này thì đối trọng và cabin thang máy cân bằng nhau.
Mục đích của sự cân bằng này là để bảo toàn năng lượng cho thang máy.
Đặc biệt, với tải trọng ngang nhau trên mỗi bên của puly, máy kéo chỉ mất một chút lực để đảo ngược cân bằng cách này hay cách khác.
- Về cơ bản, máy kéo chỉ tạo ra một lực thắng lực ma sát, còn trọng lượng ở phía bên kia thực hiện phần lớn công việc di chuyển. Có nghĩa là, sự cân bằng duy trì liên tục trong hệ thống vận hành thang máy.
- Sử dụng các năng lượng tiềm năng trong cabin thang máy (để cho nó đi xuống) tích tụ năng lượng tiềm năng trong trọng lượng (trọng lượng tăng lên đến trên cùng của trục). Điều tương tự cũng xảy ra ngược lại khi thang máy đi lên
Cơ cấu hoạt động giống như cầu bập bênh trẻ của cáp tải thang máy
Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống guốc trượt (shoes) theo hai bên của giếng thang máy.
Đường ray giữa cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại, và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin thang máy trong trường hợp khẩn cấp.
Một số hiểu sai về cáp thang máy .
Có cần tra dầu mỡ vào cáp tải thang máy không?
Không. Tuyệt đối không. Mặc định cáp thép đã có lõi bố tẩm dầu, trong ruột của thang máy đã được tẩm dầu. Việc bôi thêm dầu mỡ có tác dụng tiêu cực làm thang bị trượt khỏi rãnh puly.
Cáp có dễ bị đứt không?
Không, rất khó để đứt. Một sợi cáp có thể chịu sức kéo hàng tấn, do đó để đứt được rất khó. Ngoài ra một hệ thống thường sẽ dùng tới 4 sợi, do đó đứt cả 4 sợi đồng thời gần như không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không sử dụng quá trọng tải thang máy để đảm bảo an toàn.
Có cần thay thế cáp tải thang máy hay không? Nếu có trong bao lâu?
Tuổi thọ phụ thuộc vào tần suất và chất lượng. Tuổi thọ trung bình của cáp tải từ 5 đến 8 năm.
Để đảm bảo thì nguyên tắc khi bảo trì thang máy, kỹ thuật cần phải kiểm tra bề mặt puly, điều kiện môi trường, tiếp xúc với điện…
Trên đây là thông tin chi tiết về cáp tải thang máy, nguyên lý cũng như các vấn đề thường quý khách hiểu sai. Nếu cần hỗ trợ, quý khách hãy liên hệ với Thang Máy E-LIFT